Những vấn đề pháp lý mà "chiến thần" livestream Hằng Du Mục có thể sẽ phải đối diện

LTS: Trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại, vấn đề hàng giả, hàng nhập lậu và gian lận thương mại ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Các hành vi này không chỉ gây thiệt hại lớn cho những doanh nghiệp chân chính, mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của các thương hiệu, môi trường kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng. Đặc biệt, những năm gần đây, thương mại xuyên biên giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng nở rộ, khoảng cách giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, KOL, KOC và người tiêu dùng chỉ cần một thao tác đơn giản là cú nhấp/clik chuột hoặc gõ bàn phím, cuộc mua- bán đã diễn ra thành công. Tuy nhiên, thương mại điện tử và kinh doanh hàng hoá xuyên biên giới vô hình chung lộ nhiều lỗ hổng không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát của cơ quan nhà nước mà còn dẫn đến việc các gian thương “ký sinh” vào đó để tuồn hàng hóa vi phạm pháp luật tới tay người mua hàng nhằm trục lợi bất chính. Điển hình như vụ việc lực lượng chức năng đột kích kho hàng của TikToker 4 triệu follow và phát hiện hơn 10.000 chai nước hoa nhập lậu. Hay như vụ việc liên quan đến những lùm xùm của team Chị em rọt: Quang Linh Vlog, hoa hậu Thùy Tiên, Hằng Du Mục và Cer Group. Trong đó, ngoài việc liên quan đến những quảng cáo “lố” nhằm lừa dối người tiêu dùng về sản phẩm thực phẩm bổ sung Kera, người tiêu dùng còn “tố” Hằng Du Mục kinh doanh nhiều mặt hàng vi phạm các quy định pháp luật, hàng hóa chưa đủ điều kiện lưu thông trên thị trường, hàng hóa có dấu hiệu gian lận thương mại, hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu... Điều này khiến không ít các chuyên gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng phải mổ xẻ, đưa ra những phản biện sâu sắc và đăng tải thông tin trên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG). Ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích về một số dư âm sau buổi gặp gỡ báo chí “chui”, cũng như vấn đề pháp lý liên quan đến những dấu hiệu vi phạm và vi phạm của Hằng Du Mục trong việc kinh doanh hàng tiêu dùng, nhằm giúp độc giả có cái nhìn khách quan, đa chiều về vụ việc.

Xem chi tiết
Kera- viên thực phẩm bổ sung “thần thánh” hay thực chất là cú lừa ngoạn mục của các “chiến thần”

(CHG) Thời gian qua, trên nền tảng mạng xã hội TikTok, các “chiến thần” livestream như Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog và Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã quảng cáo một sản phẩm có tên gọi Kera, được giới thiệu là một viên kẹo thần thánh giúp cung cấp đủ lượng rau củ cần thiết cho cơ thể. Với lời quảng cáo hấp dẫn, những người có ảnh hưởng (influencer) khẳng định “1 viên kẹo Kera tương đương với một bó rau”, sản phẩm được làm từ 10 loại rau củ trồng tại các trang trại đạt chuẩn VietGap. Liệu sản phẩm thực phẩm bổ sung Kera có chất lượng như lời đồn, hay thực chất đây chỉ là một cú lừa ngoạn mục được tạo ra bởi các “chiến thần” livestream?

Xem chi tiết
“Chiến thần” livestream Hằng Du Mục kinh doanh sản phẩm yến sào kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”

(CHG) Trong thế giới kinh doanh hiện đại, việc livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok đã trở thành một hình thức quảng cáo và bán sản phẩm phổ biến. Những người nổi tiếng, với lượng người theo dõi khổng lồ, đã trở thành công cụ quan trọng giúp các sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng sức mạnh của livestream một cách minh bạch và trung thực. Điển hình là vụ việc của "chiến thần" livestream Hằng Du Mục, người đã gây bão dư luận khi quảng cáo, bán sản phẩm yến sào trên TikTok với những thông tin sai lệch, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng và kinh doanh theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Xem chi tiết

Trang 1/1